Bối cảnh 41 tàu ngầm vì tự do

Hạm đội gồm 41 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo hạt nhân (SSBNs) được vũ trang với các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm được thành lập nhằm tạo ra một lực lượng răn đe chống lại mối đe dọa tấn công hạt nhân từ bất kỳ nước nào đe dọa Hoa Kỳ trong Chiến tranh lạnh.

Hoa Kỳ đã triển khai vũ khí hạt nhân trên tàu ngầm bắt đầu từ năm 1959, với tên lửa hành trình SSM-N-8 Regulus. Tuy nhiên Regulus bị giới hạn về kích thước/số lượng tên lửa khi chỉ trang bị 5 tên lửa trên tàu USS Halibut. Do có kích thước nhỏ nên nó bị giới hạn về tầm bắn và tốc độ, đồng thời, để phóng tên lửa, tàu ngầm bắt buộc phải nổi lên. Do đó Hải quân Mỹ muốn trang bị cho tàu ngầm nguyên tử các tên lửa đạn đạo.

Hải quân Mỹ đạ định danh tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo là SSBN. Tàu đầu tiên trong số 41 tàu ngầm "vì tự dọ" hạ thủy là USS George Washington, được đưa vào hoạt động vào ngày 30 tháng 12 năm 1959. Chiếc cuối cùng được đưa vào trang bị là USS Will Rogers, được đưa vào hoạt động vào ngày 1 tháng 4 năm 1967. 41 tàu ngầm này được thay thế bởi các tàu ngầm lớp Ohio giai đoạn 1980-1992. Tính đến năm 2014, hai tàu USS Daniel Webster và USS Sam Rayburn dù đã ngừng hoạt động nhưng vẫn tiếp tục đóng vai trò là tàu ngầm huấn luyện thuộc Trường huấn luyện tàu ngầm hạt nhân hải quân tại Charleston, Nam Carolina.

Liên quan